Sau khi Mỹ tuyên bố ủng hộ quyền
tự vệ của Israel, Thủ tướng Israel A.Sharon tuyên bố “sẽ đánh kẻ thù của Israel
ở bất cứ nơi đâu và bằng bất cứ phương tiện gì”, điều này có nghĩa hoạt động ám
sát các lãnh đạo Hamas và Jihad sẽ không chỉ giới hạn ở phần đất Palestine...
Tờ Paris Match có bài phóng sự cho thấy các đội ám sát Israel hoạt động như thế nào.
Biệt kích Israel xông vào nhà "Johnny
Chân dung
một phi công "tìm diệt"
23 tuổi, là phi công
của phi đội trực thăng chiến đấu đã bốn năm qua, đã nhiều lần xuất kích trong
những phi vụ “tìm diệt”. Có bao nhiêu phi công chiến đấu lái trực thăng Cobra
như người phi công này? Đó là bí mật quốc gia của Israel . Chẳng ai biết họ trú đóng
tại đâu, sinh hoạt và tập luyện ra sao. Những phi công này cũng rất tiết kiệm
lời khi đề cập công việc của mình. Người dân Palestine
trên dải Gaza
xác nhận rằng họ chẳng bao giờ trông thấy mặt mũi hoặc nghe thấy tiếng chiếc
Cobra nào. Họ chỉ biết rằng tên lửa được phóng xuống từ rất cao và từ rất xa.
Chỉ đến khi thấy vầng lửa thì họ mới hiểu chuyện gì vừa xảy ra.
Phi công “tìm diệt”
lái trực thăng Cobra cũng chẳng bao giờ biết mặt mũi người mình sắp tiêu diệt.
Họ chỉ có nhiệm vụ chuẩn bị vũ khí rồi chờ lệnh xuất phát. Thông tin thì đã có
lực lượng tình báo tại chỗ lo liệu. Tuy vậy, phi công cũng có quyền không bóp
cò vào phút cuối nếu thấy tình hình không thuận lợi.
Cái chết từ
trên trời rơi xuống
Từ vài tháng qua, Israel
đã gia tăng cường độ những hoạt động tiêu diệt phòng ngừa như vậy. Ngày 21-9-2003,
tại Hebron, Basel Qawashmeh bị bắn hạ bằng tên lửa và chỉ hai tuần trước, Ahmed
Bader - chỉ huy nhánh quân sự của Hamas - bị điệp viên Israel đóng giả người
Palestine và sống trên đất Palestine hạ sát. Nói chung đến nay người ta không
thể thống kê hết số thành viên Hồi giáo vũ trang Palestine
bị Israel bắt sống hoặc tiêu
diệt, vì có nhiều vụ điệp viên Israel
thực hiện theo kiểu ngụy tạo thành một vụ tai nạn bình thường nào đó.
Người ta ước tính
rằng trong bốn năm qua đã có khoảng 100 thành viên và lãnh đạo các nhóm Hồi
giáo vũ trang có dính dáng trực tiếp các vụ đánh bom liều chết đã bị Israel sát
hại.
Sau 1 vụ đánh bom
làm thiệt mạng 23 người đi trên xe buýt ở Jerusalem, Chính phủ Israel đã bật
đèn xanh cho các lực lượng đặc nhiệm ra tay mạnh hơn, thường xuyên hơn và nhằm
vào cấp lãnh đạo cao hơn của đối phương.
Ngày 6-9-2003, một
máy bay ném bom của Israel
thả một quả bom vào một tòa nhà ba tầng trên dải Gaza . Sheik Yassin, lãnh đạo tinh thần của
nhóm Hamas, và các thủ lĩnh quân sự đang nhóm họp cùng ông này đã thoát nạn.
Phía Israel
không xem đó là một thất bại. Họ cho biết quả bom được sử dụng chỉ 250kg nên
đương nhiên không thể phá nát tòa nhà. Nếu họ sử dụng bom một tấn thì… Phía Israel lý giải rằng bấy nhiêu đã đủ như một cảnh
báo đối với đối phương rằng các cuộc họp hành của họ đều nằm trong tầm kiểm
soát của Israel .
Và bịt mắt dẫn gã ra ngoài
Những cuộc đột kích bắt người
Đột kích bắt người
nếu thành công thì tác động tốt hơn (nhờ thông tin khai thác được và sự vinh
quang) nhưng lại khó thực hiện vì thường phải đi vào ngay giữa khu dân cư.
Paris Match đã tường thuật chi tiết một vụ đột kích mới đây của Israel để bắt
giữ một thành viên của Hamas tại Nablus, được đặt biệt danh là “Johnny”, bị
tình nghi tổ chức vụ khủng bố tại Haifa làm 15 người thiệt mạng. Một biệt đội 10
lính Israel thuộc đơn vị thiện chiến 202 đã vào cuộc. Nguyên tắc hành động của
họ là nếu mọi việc không suôn sẻ thì không được để mất người nhiều hơn số người
cần bắt. Nhóm biệt kích chỉ ở độ tuổi khoảng 20. Trước giờ xuất kích, người ta
chiếu cho họ xem những tấm ảnh (do máy bay không người lái chụp) ngôi nhà mà họ
cần đột kích.
Họ chỉ được phép rời
phòng họp sau khi đã hiểu rõ những gì cần làm trên lãnh thổ Palestine . Mỗi thành viên đều được phát ảnh
chân dung đối tượng cần bắt. Một giờ trước lúc xuất phát, nhóm biệt kích chuẩn
bị trang phục mũ sắt, áo chống đạn, kính nhìn trong đêm, súng, lựu đạn... Hai
lính được phân công bắn dằn mặt. Cả nhóm đi vào Nablus bằng xe Jeep bít bùng. Vụ bắt người
diễn ra êm thắm. Nhóm biệt kích bịt mắt người bị bắt, nhanh chóng đưa anh ta ra
khỏi nhà, xuống cổng sau nơi có xe Jeep đang chờ sẵn. Họ không được phép chần
chừ vì người nhà của kẻ bị bắt có thể báo động và họ sẽ bị đám đông người Palestine vây hãm. Khoảng
một giờ sau, họ ra khỏi Nablus
và ăn mừng thắng lợi.
Những cái chết oan
“Những vụ ám sát có
chọn lọc”, theo như cách gọi của người phương Tây, được Chính phủ Israel
gọi tên là “hành động ngăn ngừa”. Daniel Reisner, phụ trách ban tư pháp của
Chính phủ Israel , lý giải:
“Khi một người Palestine
bị tiêu diệt, đó không phải là cách chúng tôi trả thù những người đã chết mà là
nhằm ngăn cản những vụ tấn công đang được chuẩn bị”. Nhưng dù có lý giải kiểu
gì đi nữa thì họ vẫn khó tránh được sự chống đối của cộng đồng quốc tế, đặc
biệt trong trường hợp phải tấn công khẩn cấp (dễ làm nhiều dân thường bị vạ
lây). Đó là chuyện đã xảy ra trong vụ ám sát Salah Shehadeh.
Vào tháng 7-2002,
Salah bị cho là đã tổ chức các vụ đánh bom hộp đêm Dolphinarium ở Tel-Aviv,
hiệu bánh pizza Sbarro ở Jerusalem và nhà hàng Park hotel ở Netanya khiến hơn
70 người Israel đã thiệt mạng. Tình báo Israel lại còn nhận được tin cho
biết Salah, một thủ lĩnh quân sự của Hamas, đang chuẩn bị một vụ tấn công lớn
nhằm vào Tel-Aviv, thế là họ quyết định cho thả quả bom một tấn vào tòa nhà
Salah đang cư ngụ. Salah thiệt mạng cùng vợ và 15 thường dân khác.
Vụ ám sát đã gây ra những
tranh cãi ngay tại Israel
và cả thế giới về tính hợp pháp của cuộc ám sát.
Nhằm tránh bị chỉ
trích do những vụ phóng tên lửa từ trực thăng, quân đội Israel đang
chọn một giải pháp “êm thắm” là sử dụng lính bắn tỉa thiện xạ để bắn lén đối
tượng. Lực lượng thiện xạ hiện đang được trọng dụng là những người Do Thái gốc
Nga (mới di cư từ Liên bang Nga sang) từng được quân đội Nga đào luyện làm lính
bắn tỉa.
(Theo Paris
Match)
Bài khác:
Bài khác: