Khoảng một năm sau vụ tấn công của các đặc công Mossad nhằm vào nhà máy đóng tàu hải quân Địa Trung Hải, Pháp quyết định cung cấp cho Iraq một lò phản ứng hạt nhân khác có công suất 70 mW, trị giá 260 triệu USD, tiếp tục bán urani làm giàu và đào tạo cho Iraq 600 nhân viên kĩ thuật hạt nhân.
Cùng thời gian
này, Irắc đã ký hợp đồng mua của Italia một thiết bị tách plutoni khỏi phế thải
urani để sử dụng vào các nghiên cứu hạt nhân. Ngoài ra, Iraq còn thuyết phục
được Braxin bán cho nước này urani làm giầu và urani trioxide. Theo đánh giá của các chuyên gia hạt nhân phương
Tây, chậm nhất là tới năm 1984, Iraq sẽ chế tạo được quả bom nguyên tử đầu
tiên.
Khi nhận được tin này, Hofi
tức tốc xách cặp lên gặp Begin. Vị thủ tướng thứ sáu của Israel thất kinh, cho
phép Hofi thực hiện các biện pháp có thể để dập tắt giấc mơ hạt nhân
của Iraq. Có "Thượng phương bảo kiếm" trong tay, Hofi không còn kiêng
dè nữa.
Pari, ngày 14/6/1980....
Nhân viên vệ sinh khách sạn Méridien chầu chực mãi mà phòng 992 không mở cửa. Chiếc
biển "Xin đừng làm phiền" từ sáng tới giờ vẫn treo lủng lẳng ở cửa
phòng. Trời đã chuyển sang chiều.
Cựu
tổng thống Iraq
- Saddam Hussein (thứ ba từ phải sang) thăm nhà máy điện hạt nhân Cadarache của Pháp năm
1975.
Không thể chờ lâu
thêm, nhân viên nọ liều mạng giấu chiếc biển đi, đẩy cửa bước vào. Đột nhiên,
cô ra hét lên thất thanh rồi ngã nhào xuống thảm. Trên giường, một người đàn
ông nằm thõng thượt, cổ bị cắt gần đứt, máu chảy lênh láng.
Xe cảnh sát, xe cứu thương rú
còi ầm ĩ lao đến hiện trường. Sau khi tra sổ khách
lưu trú, cảnh sát nhanh chóng xác định được thân phận nạn nhân. Đó là Yahia El-
Meshad, một chuyên gia hạt nhân nổi tiếng thế giới. Vị Tiến sĩ này tuy sinh ra
ở Ai Cập, nhưng chủ yếu sống và
làm việc tại Iraq. Vào thời điểm bị giết, El-Meshad là người phụ trách chương
trình hạt nhân của Iraq.
El-Meshad đến Pari lần này
với tư cách Chủ tịch Ủy ban Năng lượng Hạt nhân của Iraq để đàm phán với đối
tác phía Pháp một số vấn đề liên quan tới chương
trình hạt nhân của Iraq và đã đạt được những kết quả khiến Bátđa vui mừng.
Trước khi bị giết một ngày, El-Meshad tranh thủ thời gian đi mua một loạt quà
tặng cho gia đình và bạn bè. Tất cả những thứ đó, El-Meshad vẫn chưa kịp cho
vào trong vali, vẫn để ở khắp phòng.
Vụ án mạng được khẳng định là
diễn ra vào rạng sáng 14/6. Ai đó giết El-Meshad để cướp của? Câu trả lời rằng
không. Bởi ví của El-Meshad vẫn còn nguyên với hơn 1.300 franc và số tiền khá
lớn mà El-Meshad để trong chiếc két ở đầu giường cũng không suy chuyển. Hiện
trường vụ án cũng chỉ cho thấy trước khi chết, nạn nhân đã chống cự. Manh mối
hiếm hoi mà cảnh sát có được là một chiếc khăn tắm còn dính son môi của phụ nữ
và thông tin từ một nhân chứng là vào khoảng 23 giờ đêm 13/6, El-Meshad có mặt
ở quán ba, nói chuyện rất vui vẻ với một phụ nữ trông rất lả lướt.
Yahia
El-Meshad, mục tiêu ám sát của Mossad.
Rất may cho cảnh
sát Pari, vài ngày sau, người phụ nữ được cho là đã ngồi cùng El-Meshad ở quán
ba đến khai nhận mình đã ở cùng El-Meshad vào đêm 13/6. Đó là Marie-Claude
Magalle, một ả gái làng chơi. Nhưng cuối cùng, cảnh sát Pari cũng mất nốt manh
mối cuối cùng này. Ngày 12/7/1980, Magalle bị chết trong một vụ tai nạn xe hơi
ở Pari. Vụ án El-Meshad đành phải xếp vào trong tủ hồ sơ.
Gần 10 năm sau, người ta mới
biết tại sao El-Meshad phải chết. Trong cuốn "Một nhân viên tình báo
Israel tố cáo", xuất bản tháng 8/1990, tại Pháp, Victor Ostrovsky, cựu điệp viên Mossad, cho
biết El-Meshad là nạn nhân của một âm lưu lớn và Magalle được Mossad thuê để
thuyết phục El-Meshad làm theo hướng có lợi cho Israel nhưng không thành. Rốt
cuộc, chuyên gia hạt nhân hàng đầu của Iraq đã phải trả giá bằng tính mạng của
mình. Cái chết của El-Meshad, theo nhận định của một số nhà phân tích, sẽ khiến
chương trình hạt nhân của Irắc chậm lại ít nhất hai năm.
Sau khi El-Meshad bị giết,
nhiều đối tác và nhân vật liên quan đến chương trình hạt nhân của Iraq đã gặp
"họa". Ngày 7/8/1980, tòa nhà của hãng SNIA-Techin - nhà cung cấp
công nghệ tái chế plutoni cho Iraq - tại thủ đô Rôma (Italia) bị đánh bom. Quả
bom với sức công phá cực lớn đã làm sập hoàn toàn trụ sở hãng SNIA-Techin. Sau
vụ nổ, một kẻ nặc danh đã gọi điện đến một tòa báo của Italia nói rằng vụ đánh
bom là lời cảnh báo nghiêm khắc đối với SNIA-Techin vì hãng này đã hợp tác hạt
nhân với Iraq.
Kế đó là cái chết rất đáng
ngờ của hai kĩ sư hạt nhân khác của Iraq là Salman Rashid và Abdul- Rahman
Abdul Rasool. Trở về từ chuyến công tác tới Giơnevơ, đang khỏe mạnh và vui vẻ,
Rashid đột nhiên lăn ra ốm và chết sau đó chục ngày vì một căn bệnh lạ. Còn
Rasool cũng lìa trần sau khi đến dự một bữa tiệc lớn của Pháp.
(tổng hợp từ Internet)
Bài khác