Ngoại trưởng Israel là Lieberman lần đầu tiên bác bỏ thông tin cho rằng cơ quan tình báo nước này, Mossad, đứng sau vụ ám sát thủ lĩnh Phong trào Hồi giáo Hamas Mahmoud Al-Mabhouh tại Dubai (UAE) hồi tháng 1/2010.
Tuy nhiên bằng các nguồn tin khác
nhau, tờ Times đã dựng lại
toàn bộ quá trình triệt hạ Mahmoud do Mossad thực hiện. Mossad được coi là một
trong những cơ quan tình báo xuất sắc nhất thế giới.
Theo dấu con mồi
Mahmoud Al-Mabhouh
chẳng hề để ý tới hai người đàn ông cùng bước vào thang máy để lên tầng 2 của
khách sạn Al Bustan Rotana ở Dubai .
Một kẻ thấp đậm và để ria mép, còn người thứ hai khá cao, không để râu. Bận bộ
đồ thể thao và mang theo vợt tennis, họ trông giống những vị khách du lịch châu
Âu tới Dubai để
chạy trốn mùa Đông giá lạnh. Mahmoud dĩ nhiên không thể biết hai người đó thuộc
một đội ám sát gồm 11 thành viên, đã từ Thụy Sĩ, Italia, Đức và Pháp tới UAE để
tìm cách hạ sát ông ta.
Khi bước khỏi thang
máy, Mahmoud được nhân viên khách sạn hộ tống tới phòng 230. Ông không để ý tới
gã cao cao đang lặng lẽ bám theo mình dọc hành lang. Nhân vật này ngó qua số
phòng của Mahmoud rồi về phòng 237 nằm ở phía đối diện. Trong vài giờ tiếp
theo, phòng 237 trở thành địa điểm chuẩn bị cho âm mưu ám sát Mahmoud và vị
quan chức cấp cao của Hamas chẳng ngờ rằng một bản án tử hình đang treo lơ lửng
trên đầu.
Thủ lĩnh của nhóm 11
sát thủ (gồm 10 nam, 1 nữ) là Peter Elvinger, người Pháp. Ông ta tới Dubai ngày 19/1, là người
cuối cùng trong nhóm đặt chân đến đây. Ông ta nghỉ đêm tại khách sạn gần Al
Bustan Rotana. Buổi sáng hôm sau, Elvinger và nữ sát thủ người Ireland
mang tên Gail Folliard đã gặp nhau tại một trung tâm mua sắm để bàn về khâu
chuẩn bị cuối cùng của kế hoạch ám sát.
Vụ ám sát “kinh
điển”
Những hình ảnh do
camera của khách sạn ghi lại cho thấy các sát thủ làm việc hết sức chuyên
nghiệp. Họ đã di chuyển liên tục trong buổi trưa ngày 20/1, đổi khách sạn vài
lần và sử dụng nhiều đồ hóa trang như râu, tóc giả. Họ bố trí các nhóm giám sát
tại sân bay Dubai
và sảnh chính của khách sạn Al Bustan Rotana. Các nhóm này không bao giờ dừng ở
một chỗ quá lâu để tránh bị nghi ngờ và luôn thanh toán mọi thứ bằng tiền mặt
vì dùng thẻ tín dụng dễ bị lộ dấu vết. Để phối hợp với nhau, các nhóm sử dụng
thiết bị liên lạc tầm ngắn rất hiện đại. Họ cũng thiết lập đường dây liên lạc
qua điện thoại với trung tâm chỉ huy chiến dịch đặt tại Áo.
15h ngày 20/1,
Mahmoud bay từ Damascus (Syria ) đến Dubai
để dàn xếp hợp đồng mua bán vũ khí rồi sau đó chuyển tới dải Gaza . Lực lượng Hamas không giải thích vì sao
một vị lãnh đạo cao cấp của họ lại tới Dubai
mà không có vệ sĩ dù ông này đã vài lần bị mưu sát.
Đặt chân xuống sân
bay, Mahmoud đã rơi vào tầm ngắm của đội sát thủ Mossad. Một đoạn phim từ
camera an ninh cho thấy có lúc Mahmoud đi cách thành viên của đội ám sát chỉ
vài mét. Ông ta bị họ bám theo cho tới tận khách sạn Al Bustan Rotana vào lúc 15h25.
Sau khi Mahmoud thuê phòng 230, từ khách sạn nằm gần Al Bustan Rotana, Elvinger
đã gọi điện đặt phòng 237. Nhận thấy công việc chuẩn bị suôn sẻ, Elvinger rời
Dubai tới Munich (Đức) vào lúc 19h30, chỉ khoảng một tiếng trước khi vụ ám sát
diễn ra.
Camera an ninh cho
thấy chi tiết sự việc trong mấy giờ tiếp theo. Khi Mahmoud rời khách sạn để
liên hệ với đầu mối của ông ta thì bốn gã đàn ông vạm vỡ đã nhanh chóng đột
nhập phòng 230. Camera an ninh không được bố trí trước phòng của Mahmoud và vì
thế người ta chưa rõ các sát thủ đã lọt vào căn phòng bằng cách nào. Tuy nhiên,
dữ liệu của khách sạn cho thấy vào lúc 20h có người đã tái lập trình ổ khóa phòng
của Mahmoud.
Khi Mahmoud trở lại
khách sạn vào lúc 20h24, có 4 sát thủ đã mai phục trong phòng. Cảnh sát cho
rằng Mahmoud đã bị làm cho ngạt thở mà chết. Vào lúc 20h46, camera an ninh đã
ghi hình bốn sát thủ rời tầng 2 của khách sạn Al Bustan Rotana. Tiếp theo, nhân
viên giám sát của đội khủng bố sống ở phòng 237 cũng bỏ đi. Chưa đầy 2 giờ sau,
các sát thủ đã lên máy bay theo các hướng Paris ,
Hong Kong và Nam Phi.
Thi thể của Mahmoud
được phát hiện vào 13h30 ngày 21/1.
Ban đầu, các bác sĩ chẩn đoán ông này chết
do tăng huyết áp não và phải mất nhiều ngày người ta mới biết đây là một vụ ám
sát. Lúc đó thì đội sát thủ của Mossad đã cao chạy xa bay lâu rồi.
Sóng gió xuất
hiện
Ngày 15/2, sau khi
điều tra, cảnh sát UAE đã phát lệnh truy nã 11 đối tượng mang hộ chiếu châu Âu
bị tình nghi liên quan đến vụ sát hại vị thủ lĩnh của Hamas. Trong số này có 6
người mang hộ chiếu Anh, 3 người dùng hộ chiếu Ireland, 1 người sử dụng hộ
chiếu Đức và 1 người mang hộ chiếu Pháp.
Trong một diễn biến
có liên quan, Anh đã triệu Đại sứ Israel tới để phản đối việc một
thành viên đội ám sát sử dụng hộ chiếu giả của nước này. Phát biểu trên đài
phát thanh LBC của Anh, Thủ tướng Gordon Brown khẳng định sẽ cho điều tra việc
này. Ireland
và Pháp cũng lên tiếng cho rằng những tấm hộ chiếu của nước họ mà các thành
viên khủng bố đã sử dụng rất có thể là đồ giả.
Được biết việc điệp
viên Mossad sử dụng hộ chiếu giả không phải là chuyện mới mẻ. Năm 1973, các đặc
vụ Mossad đã dùng hộ chiếu Canada giả để xâm nhập Lillehammer (Na Uy) và sát
hại Ahmed Bouchiki, một bồi bàn người Maroc, vì nhầm anh này với Ali Hassan
Salameh, một trong những thành viên lãnh đạo nhóm khủng bố Tháng 9 Đen. Hồi năm
1997, các đội ám sát Mossad sử dụng hộ chiếu Canada nhập cảnh Jordan để ám sát
thủ lĩnh Hamas Khaled Meshaal bằng thuốc độc song kế hoạch đã không thành.
(tổng hợp từ Internet)
>> Điệp vụ Dubai
>> Đòn độc của Mossad: Những vụ ám sát
bí ẩn
>> Hé lộ chiến dịch ám sát bí ẩn
của Israel
>> Vụ ám sát 'chim ưng
thánh chiến' của Mossad
>>
Vụ ám sát hoàn hảo của Mossad
>>
Tình báo Mossad và những cuộc ám sát thủ lĩnh Hamas
>>
Thảm sát Munich và cuộc báo thù của Mossad
>> Các cuộc hạ sát thủ lĩnh Hamas của Mossad
>> Chiến
dịch hạ sát thủ lĩnh khủng bố Mughniyah của CIA và Mossad
>>
Các điệp vụ “chặt đầu rắn” của Mossad (phần 1)
>>
Các điệp vụ “chặt đầu rắn” của Mossad (phần 2)
>> Những cú đấm của Dagan
>>
Chiến dịch Entebbe - giải cứu hơn 100 con tin Israel
>>
Chiến dịch loại bỏ loại bỏ “nguy cơ hạt nhân Irắc” từ trứng nước
>>
Chiến dịch Opera - Phá hủy lò phản ứng hạt nhân
>> Điệp vụ đánh cắp máy bay
MiG-21 của Iraq
>>
Chiến dịch cướp tàu tên lửa Pháp tại Cherbourg
>>
Chiến dịch ORCHARD phá hủy lò phản ứng hạt nhân Al Kibar của Syria
>>
Cuộc chiến 6 ngày 1967 (
Bài khác