- Thời gian: 29/4/2011
- Địa điểm: ngoại
ô trị trấn Abbottabad, phía tây bắc Pakistan
Osama bin Laden là
một người theo đạo Hồi chính thống và thành lập tổ chức khủng bố quốc tế
al-Qaeda. Giới chức Mỹ cáo buộc y đứng sau vụ khủng bố vào tòa tháp đôi Trung
tâm thương mại thế giới tại New York và trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ vào ngày
11/9/2001 khiến gần 3.000 người thiệt mạng. Kể từ sau vụ việc, bin Laden đứng
đầu danh sách 10 nhân vật bị Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) truy lùng trên
toàn thế giới.
Sôi sục muốn tóm
được Osama bin Laden cho bằng được, chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này
không hề đơn giản. Hắn ta thường được cho là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo
lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan và Pakistan
Chính phủ Mỹ đã trải qua một
chiến dịch truy lùng trùm khủng bố này cự kỳ vất vả và kéo dài cả thập kỷ.
Bin Laden được cho
là ẩn náu tại khu vực các bộ tộc hẻo lánh, nằm giữa biên giới hiểm trở Afghanistan
và Pakistan và lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã không ít lần bắt hụt.
Hang ổ cuối cùng của
bin Laden thực tế là nằm ngay ngoại ô thị trấn Abbottabad phía tây bắc
Pakistan, cách thủ đô Islamabad chỉ 100 km. Khu nhà nằm biệt lập với xung quanh
là khoảng đất trống và những ngôi nhà của người dân thuộc tầng lớp trung lưu
hoặc sĩ quan quân đội nghỉ hưu.
Theo nhiều nguồn
tin, giới chức tình báo Mỹ bắt đầu nhận được tin tức cho thấy Osama bin Laden
có mặt trong tòa nhà này từ tháng 8/2010 và đã phải dành nhiều thời gian để xác
minh.
Toàn bộ khu trú ẩn
của bin Laden rộng khoảng 3.000 m2, trị giá ước tính 1.000.000 USD nhưng
không có đường dây điện thoại hay Internet kết nối với bên ngoài. Bao quanh nó
là một hàng rào kiên cố cao 4,5 mét có dây thép gai giăng bên trên và gắn nhiều
camera theo dõi. Bên cạnh đó là hệ thống an ninh chặt chẽ với hai chiếc cổng
gác và các công trình xây dựng được bố trí như một tổ hợp pháo đài có chủ ý
phòng thủ từ bên trong. Trung tâm của khu phức hợp này là tòa nhà 3 tầng khá rộng,
nhưng có rất ít cửa sổ và cũng được bao bọc bằng một bức tường nữa cao hơn 2
mét.
Ngày 29/4/2011, Tổng
thống Mỹ Barack Obama ra lệnh thực hiện vụ tấn công vào tòa nhà và tiêu diệt
trùm al-Qaeda mà không thông báo cho chính phủ Pakistan.
Điệp vụ mở màn lúc
22h30 giờ địa phương ngày 30/4/2011, khi bốn chiếc trực thăng chở lực lượng
biệt kích SEAL vượt biên từ Afghanistan đáp xuống tòa nhà. Ngay sau đó là cuộc
đấu súng ác liệt giữa lực lượng này với các tay súng bảo vệ bin Laden để tìm
cách thâm nhập vào bên trong.
Không lâu sau, họ
tìm thấy bin Laden trên tầng ba. Theo những thông báo được đưa ra sau chiến
dịch tiêu diệt lúc đó y cầm một khẩu súng tự động và bắn về phía họ. Sau khi bắn
một viên đạn vào phía trên mắt trái và thổi bay một phần sọ của y, lực lượng
đặc nhiệm Mỹ đã bồi thêm một viên nữa vào ngực nhằm đảm bảo trùm al-Qaeda đã
chết. Ba kẻ thân tín và người vợ trẻ nhất của bin Laden cũng bị tiêu diệt.
Chỉ khoảng 40 phút
sau khi bắt đầu cuộc tấn công, lực lượng Mỹ leo lên trực thăng và rời khỏi ngôi
nhà. Họ mang theo mọi tài liệu tình báo tìm thấy cùng với thi thể bin Laden.
Tổng cộng có 79 lính
biệt kích SEAL tinh nhuệ nhất được điều động tham gia điệp vụ. Một trong những
chiếc phi cơ của họ bị vệ sĩ của bin Laden bắn rơi và đâm vào tường rào, bốc
cháy, nhưng không có ai bị thương sau khi cuộc đột kích kết thúc. Binh sĩ
Pakistan sau đó đã tới hiện trường đưa xác chiếc trực thăng đi nơi khác.
Tổng thống Barack
Obama được chứng kiến trực tiếp toàn bộ chiến dịch cùng các quan chức hàng
thông qua một màn hình video từ một nơi khác ở Washington.
Vào lúc gần nửa đêm
1/5, ông Obama tuyên bố với toàn thể người dân Mỹ rằng trùm khủng bố Osama bin
Laden đã bị các lực lượng Mỹ tiêu diệt và "công lý đã được thực thi".
Sau khi bị hạ sát,
xác bin Laden được biệt kích Mỹ chở thẳng từ Pakistan về Afghanistan bằng trực
thăng và tại đây chuyên gia pháp y xác nhận đó chính là người bị Mỹ truy lùng
gắt gao suốt hàng thập kỷ. Cái xác sau đó được chở tiếp bằng trực thăng ra tàu
sân bay USS Carl Vinson và trải qua các nghi lễ truyền thống trước khi được thả
xuống vùng biển Arab. Mỹ cho hay họ chọn cách thủy táng vì không muốn mộ của
bin Laden trở thành một đền thờ.
2. Cuộc hạ sát giáo
chủ Abu Bakr al-Baghdadi
- Thời gian: ngày
26/10/2019
- Địa điểm: tỉnh
Idlib, phía tây bắc Syria
Thế đường cùng, trùm khủng bố nổ bom tự sát
Baghdadi trở thành
thủ lĩnh của tổ chức Nhà nước Hồi giáo Iraq (ISI) vào năm 2010. Tổ chức khủng
bố khét tiếng của y từng kiểm soát một vùng lãnh thổ rộng lớn, trải dài từ
ngoại ô thủ đô Baghdad của Iraq đến phía đông Syria.
Chiến dịch được thực
hiện bởi các thành viên Bộ tư lệnh tác chiến Phối hợp Đặc biệt Mỹ (JSOC) vào
ngày 26/10/2019. Trùm khủng bố IS sau khi bị đặc nhiệm Mỹ áp sát đã kích nổ áo
khoác gắn bom tự sát.
Baghdadi phát biểu
tại Đại thánh đường Hồi giáo ở Mosul tháng 6/2014 tuyên bố thành lập đế chế Hồi
giáo của IS.
Tổng thống Donald Trump tại Phòng Tình huống theo dõi diễn biến
trận đột kích tiêu diệt thủ lĩnh IS tại Syria ngày 26.10.2019
Mỹ phát động chiến
dịch chống IS kéo dài gần 5 năm, bắt đầu từ tháng 10/2014, dẫn đầu liên
quân với hơn 40 nước tham gia.
Ngày 27.10.2019, tổng
thống Mỹ Donald Trump xác nhận lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt thủ lĩnh tổ
chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) Abu Bakr al-Baghdadi, nhân vật bị truy nã
gắt gao hàng đầu thế giới.
Chân dung trùm khủng bố IS
vừa bị Mỹ tiêu diệt
Vào thời đỉnh điểm,
IS kiểm soát đến 88.000 km2 lãnh thổ trải dài từ tây Syria đến đông Iraq, áp
dụng chế độ cai trị khắc nghiệt đối với gần 8 triệu người dân và thu hàng tỉ
USD từ dầu mỏ, bắt cóc tống tiền và bóc lột. Tổ chức này còn khét tiếng với các
vụ khủng bố và chặt đầu con tin.
Thủ lĩnh Baghdadi,
tên thật là Ibrahim Awwad Ibrahim al-Badri, sinh năm 1971 tại thành phố Samarra
ở Iraq, trong một gia đình Hồi giáo Sunni, có rất ít thông tin về Baghdadi dù
hắn chỉ huy một lực lượng hàng ngàn tay súng từng tạo dựng một lãnh thổ Hồi
giáo dòng Sunni tại vùng biên giới giữa Iraq và Syria.
Đặc điểm sinh học
của người này có lẽ đã được ghi nhận trong thời gian hắn bị giam tại Trại
Bucca, một nhà giam của Mỹ ở Iraq, nơi hắn được biết đến như một người “hiểu
biết” nhưng không đặc biệt nguy hiểm.
Giới thánh chiến Hồi
giáo tuyên truyền và tô vẽ Baghdadi như một vị thánh.
Baghdadi hoạt động
tích cực tại thành phố Fallujah (Iraq) vào khoảng năm 2000, nhiều khả năng nắm
giữ chức chỉ huy một đội khoảng từ 50 - 100 người.
Hắn bị bắt vào Trại
Bucca hồi năm 2005 và người chỉ huy nhà giam này không thể ngờ lại có ngày tù
nhân này trở thành người chiếm hết thành phố này đến thành phố khác ở Iraq.
"Hắn ta không đến
nỗi là một trong số những kẻ tồi tệ nhất trong đám tồi tệ nhất", Đại tá Ken
King, người điều hành Trại giam Bucca từ năm 2008 đến 2009 nhớ lại.
Baghdadi được cho là
đã cố thao túng những tù nhân khác hoặc khiêu khích quản giáo, nhưng tên này đủ
rành các luật lệ để tránh dính vào những rắc rối nghiêm trọng. “Từ thích hợp
nhất mà tôi có thể nói về hăn đó là một người hiểu biết”, King cho biết.
Vị đại tá này còn
nhớ lại thêm rằng khi bị giao nộp cho chính quyền Iraq hồi năm 2009, gã này đã
nói: "Tôi sẽ gặp lại mấy ông ở New York", ý muốn nói đến quê nhà của nhiều
quản giáo trong trại.
Khu vực nơi thủ lĩnh IS ẩn náu tại làng Barisha bị san bằng sau
trận tập kích của đặc nhiệm Mỹ ngày 26.10.2019
Tự sát ở cuối đường hầm
Trong
một cuộc họp báo, Tướng Kenneth McKenzie,Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ
(CENTCOM), đã công bố video trắng đen này cùng các hình ảnh khác, đồng thời
cung cấp những chi tiết mới về cuộc đột kích.
Trong
video, các lực lượng trên mặt đất của Mỹ đã tiếp cận từ nhiều phía xung quanh
nơi ẩn náu của al-Baghdadi. Một cảnh quay khác cho thấy quân đội Mỹ tiến hành
cuộc không kích phá hủy nơi ẩn náu của al-Baghdadi sau khi lực lượng đặc nhiệm
Mỹ rời địa điểm.
Ngoài
ra, có một cảnh quay cho thấy quân đội Mỹ tiến hành cuộc không kích nhằm vào
một nhóm chiến binh được cho là các thành viên IS khác xuất hiện bên ngoài nơi
ẩn náu của al-Baghdadi.
Tổng
cộng quân đội Mỹ đã tiêu diệt 6 thành viên IS khi chạm trán họ trong cuộc đột
kích, gồm al-Baghdadi, 4 phụ nữ và 1 người đàn ông khác.
Theo
thông tin từ phía Mỹ, trùm khủng bố IS đã kích nổ áo vest tự sát
sau khi chạy trốn vào một đường hầm và bị chó nghiệp vụ của quân đội Mỹ truy
đuổi. Áo vest tự sát cũng đã giết 2 đứa trẻ mà al-Baghdadi mang theo cùng. Tuy
nhiên, các chi tiết như cảnh quay binh sĩ Mỹ tìm xác al-Baghdadi không được
công bố.
"Al-Baghdadi
bò vào một cái hang cùng 2 đứa trẻ và kích nổ trong khi những người phục vụ hắn
vẫn còn ở trên mặt đất. Dựa trên hành động này, các bạn có thể suy luận hắn là
loại người gì" - Một tướng Mỹ nói.
3.
Nướng chín "kẻ phá bĩnh" Soleimani bằng tên lửa
- Thời
gian: 03/01/2020
- Địa
điểm: bên ngoài sân bay
Baghdad, Iraq
Qassem
Soleimani là một trong những lãnh đạo quân sự quyền lực nhất và được sùng bái
nhất ở Iran, nhưng với Mỹ, Israel và thế giới tự do, y là một trùm khủng bố, một kẻ phá bĩnh có hạng!
Lực
lượng Quds dưới sự chỉ huy của Soleimani (người cầm bộ đàm) thiết lập mạng lưới
trên khắp Trung Đông
Ngày
03/01/2020, quân đội Mỹ đã ra tay không thương tiếc với Soleimani. Họ phóng tên lửa Hellfire ám sát
Soleimani khi y đang trong ô tô rời khỏi sân bay.
Đồ họa
về cuộc ám sát do quân đội Mỹ tiến hành vào ngày 3/1/2020 nhằm vào Soleimani
khi y vừa hạ cánh xuống sân bay Baghdad (Iraq) và đi ô tô rời khỏi đây.
Ảnh đồ
họa vụ hạ sát trùm khủng bố
Xe ô tô
trong đoàn xe của Soleimani văng ra các mảnh nhỏ ngay khi trúng tên lửa. Riêng
xe chở Soleimani hứng trọn 2 quả tên lửa. Khung của một trong 2 chiếc ô tô của
đoàn xe Soleimani méo mó sau khi trúng tên lửa. Ảnh chụp khi mặt trời đã lên
cao và rọi sáng sân bay Baghdad.
Soleimani
là một khủng bố chuyên gây rối. Theo tin tức tình báo, Soleimani từ Iran, qua
Syria, qua Iraq để kích động đám dân quân thân Iran biểu tình đốt phá lãnh sự
quán Mỹ tại Iraq, Tình báo Mỹ cùng với sự giúp đỡ của các mật báo viên dưới mặt
đất đã nắm được hành tung, nhất cử nhất động của y đều được giám sát.
Soleimani đã lọt vào tầm ngắm của tình báo và máy bay
không người lái Reaper trước khi y đặt chân đến Iraq.
Soleimani lọt vào tầm ngắm của nó 10 phút trước khi tên
lửa được phóng vào hai chiếc xe SUV chở chỉ huy Iran, các quan chức cấp cao
khác và trợ lý, trong đó có người đứng đầu nhóm dân quân dòng Shite ở Iraq thân
Iran.
Máy ảnh trên Reaper có thể xác định chính xác Soleimani,
vị trí của ông ta trong chiếc xe, thậm chí cả loại áo quần mà ông ta mặc, theo Brett
Velicovich, cựu đặc nhiệm quân đội Mỹ, người chỉ đạo các hoạt động của máy bay
không người lái trong các nhiệm vụ ở Iraq và Afghanistan.
Chiếc xe chở Soleimani là chiếc đầu tiên trong đoàn xe
hai chiếc khi nó chạy trên đường ra khỏi sân bay, trước khi bị hai tên lửa
Hellfire tấn công.
"Thần chết" Reaper MQ-9 phóng tên lửa Hellfire
trong một thử nghiệm.
Khi ông ta vừa từ máy bay bước xuống và vào xe (của dân quân Iraq đón Soleimani
tại sân bay quốc tế Baghdad) để rời sân bay, hai tên lửa được phóng từ máy
bay không người lái Reaper, được điều khiển từ một căn phòng tác chiến ở đâu đó
trên mặt đất, làm cho tổng cộng 10 "anh em" trên hai chiếc xe SUV bị biến dạng
ngay tức thì, thi thể cháy đen không nhận ra.
Khoảnh khắc sau lúc tên lửa
đánh trúng chiếc xe
Hình ảnh trên truyền thông
Iran khẳng định đây là cánh tay của Soleimani thiệt mạng trong vụ không kích
của Mỹ. Chiếc nhẫn là một dấu hiệu nổi bật của Soleimani. Trong khi thi thể của
nhóm người cùng đi trong đoàn xe với Soleimani nằm vương vãi xung quanh và đã được che mờ trong hình ảnh.
Tiền Iran từ trong ví của
Soleimani
Cùng chung số phận với
Soleimani là Muhandis (đeo kính, tóc trắng), một chỉ huy của lực lượng dân quân
Iraq, đi cùng xe với Soleimani. al-Muhandis đã ra tận sân bay để đón Soleimani
Vụ tấn công bằng tên lửa
vào đoàn xe của dân quân Iraq đón Soleimani tại sân bay Baghdad hôm 3/01/2020 đã
giết chết tổng cộng 10 người đi trên 2 xe ô tô SUV
Phía xa là bức tường của
sân bay Baghdad
Quan tài chứa thi thể của Soleimani được đưa khỏi nhà xác ở Baghdad
Giáo chủ Iran Ali Khamenei
đến thăm và “chia buồn” với gia đình Soleimani ở thủ đô Tehran sau khi xảy ra
vụ ám sát chấn động.
07/01/2020, hàng ngàn người
Iran cuồng tín sau đó thề báo thù Mỹ trong đám tang của Soleimani ở Tehran, hơn 50
người đã chết trong vụ dẫm đạp hỗn loạn này.
Ngay
sau đó, ngày 8/01/2020, đại giáo chủ Iran - Ali Khamene - đã ra lệnh phóng hơn chục quả
tên lửa vào một căn cứ quân sự của Mỹ ở Iraq để trả thù, nhưng không gây thương
vong về con người (truyền thông nhà
nước Iran tuyên bố
“ít nhất 80 "khủng bố" Mỹ đã
thiệt mạng", tuy nhiên thực tế không có lính Mỹ nào chết). Giới phân tích nhận định: "Đây
chỉ là đòn gió của Iran để lấy chút thể diện, không đi quá giới hạn đỏ. Có thể phe ôn hòa bên trong Iran đã thắng
thế, và phương án tấn công chừng mực nhằm lấy lại chút thể diện và gửi một thông
điệp: tấn công mục tiêu quân sự với số lượng nhỏ tên lửa, đồng thời để cho hai
bên có đường ra. Điều đó cũng hợp logic, vì cả Tehran và Washington đều không
có lợi từ một cuộc chiến kéo dài".
Ngày 09/01/2020, phát biểu
trước báo giới, tổng thống Mỹ - Trump – nói:
"Không có người Mỹ nào bị
tổn hại trong cuộc tấn công tên lửa của Iran vào rạng sáng 8/1”
"Iran dường như đã chùn
bước, đó là một điều tốt cho tất cả các bên liên quan và là một điều rất tốt
cho thế giới".
"Mỹ sẽ ngay lập tức áp đặt
các lệnh trừng phạt bổ sung về kinh tế với Iran", và:
"Chừng nào tôi còn làm
Tổng thống Mỹ, Iran sẽ không bao giờ có vũ khí hạt nhân".
Tổng thống Trump gọi Soleimani là "trùm khủng bố hàng đầu thế giới", đồng thời cho biết Soleimani đã lên kế hoạch tấn công vào các mục tiêu của Mỹ nhưng "chúng ta đã ngăn chặn được hắn". Ông cũng nói rằng "bàn tay của Solemeinai đã ngấm cả máu của Mỹ và Iran" và "đáng ra phải bị loại bỏ từ lâu".
Ngày 11/01/2020, hàng ngàn người Iran tham gia cuộc biểu tình ở Tehran, yêu cầu đại giáo chủ Iran Ali Khamenei từ chức, sau khi một máy bay dân sự bị Iran bắn hạ làm hơn 170 người thiệt mạng vào sáng 08/01/2020.
Biểu tình sau đó lan rộng ra ngoài Tehran, và khác với đám đông cuồng tín dẫm đạp nhau trong lễ tang Soleimani cách đó ít ngày, một số người biểu tình đã xé ảnh Soleimani.
Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố liên quan ngay sau đó. Đăng trên Twitter, ông viết: "Gửi đến những người dân khổ sở và quả cảm của Iran: Tôi đứng về phía các bạn kể từ khởi điểm nhiệm kỳ Tổng thống của mình, và chính phủ của tôi sẽ tiếp tục đứng về phía các bạn. Chúng tôi đang theo dõi các cuộc biểu tình được truyền cảm hứng từ lòng can đảm của các bạn".
Tổng thống Trump gọi Soleimani là "trùm khủng bố hàng đầu thế giới", đồng thời cho biết Soleimani đã lên kế hoạch tấn công vào các mục tiêu của Mỹ nhưng "chúng ta đã ngăn chặn được hắn". Ông cũng nói rằng "bàn tay của Solemeinai đã ngấm cả máu của Mỹ và Iran" và "đáng ra phải bị loại bỏ từ lâu".
Ngày 11/01/2020, hàng ngàn người Iran tham gia cuộc biểu tình ở Tehran, yêu cầu đại giáo chủ Iran Ali Khamenei từ chức, sau khi một máy bay dân sự bị Iran bắn hạ làm hơn 170 người thiệt mạng vào sáng 08/01/2020.
Biểu tình sau đó lan rộng ra ngoài Tehran, và khác với đám đông cuồng tín dẫm đạp nhau trong lễ tang Soleimani cách đó ít ngày, một số người biểu tình đã xé ảnh Soleimani.
Tổng thống Trump đã đưa ra tuyên bố liên quan ngay sau đó. Đăng trên Twitter, ông viết: "Gửi đến những người dân khổ sở và quả cảm của Iran: Tôi đứng về phía các bạn kể từ khởi điểm nhiệm kỳ Tổng thống của mình, và chính phủ của tôi sẽ tiếp tục đứng về phía các bạn. Chúng tôi đang theo dõi các cuộc biểu tình được truyền cảm hứng từ lòng can đảm của các bạn".
* * *