Israel dùng chiến đấu cơ và tin tặc tấn công cơ sở quân sự và hạt nhân Iran

Israel dùng chiến đấu cơ và tin tặc tấn công cơ sở quân sự và hạt nhân Iran ?
Nhật báo al-Jarida của Kuwait trích dẫn một nguồn tin cấp cao hé lộ, Israel bị “nghi là thủ phạm đứng sau các vụ tấn công 2 cơ sở quân sự và hạt nhân của Iran vừa xảy ra hồi cuối tháng 6 và đầu tháng 7/2020.
Nổ tổ hợp quân sự
Một vụ nổ "long trời lở đất" đã xảy ra ở ngoại ô thủ đô Tehran của Iran vào tối thứ Năm, 25/6/2020, khiến nhiều người suy đoán rằng vừa có một vụ tấn công nhằm vào căn cứ quân sự Parchin, cách thủ đô Tehran của Iran khoảng 30km. Nhân chứng từ hiện trường cho biết vụ nổ gây ra một đám cháy lớn, nhưng đã nhanh chóng bị dập tắt.
Hình ảnh được lan truyền trên mạng xã hội cho thấy một luồng sáng màu cam loé lên giữa trời đêm Tehran. Hãng thông tấn Mehr tại Tehran cho biết, họ nghe thấy một "âm thanh khủng khiếp" và tin rằng ánh sáng rực rỡ trên bầu trời có liên quan đến vụ nổ. Thông tin cho rằng vụ nổ tổ hợp quân sự Parchin là kết quả của một vụ tấn công bằng các chiến đấu cơ F-35 của Israel.
Tổ hợp quân sự Parchin, Iran bị nổ tung – còn ai trồng khoai đất này!?
Cháy cơ sở hạt nhân
Truyền thông Iran đưa tin, một vụ cháy nổ bất ngờ xảy ra bên trong khu tổ hợp hạt nhân Natanz nằm ở tỉnh Isfahan, phía nam thủ đô Tehran hôm 2/7/2020. Iran nói sẽ kiên quyết hành động đối phó với bất kỳ thách thức nào.
Thủ phạm vụ cháy nổ này được đổ cho các tin tặc Israel gây ra.
"Tehran sẽ phản ứng mạnh mẽ đối với bất kỳ quốc gia nào thực hiện các cuộc tấn công mạng vào khu thử hạt nhân", người đứng đầu quốc phòng dân sự cho biết sau vụ cháy nổ ở nhà máy Natanz.
Cơ sở hạt nhân Natanz (Iran) bất ngờ bị bốc cháy trong đêm
Các sự cố đã khiến Iran mất hơn 80% trữ lượng UF6 (khí uranium để làm vũ khí hạt nhân), có thể làm chậm đáng kể quá trình làm giàu hạt nhân ở quốc gia Hồi giáo này.
Nhật báo al-Jarida cho đăng tải các tiết lộ trên sau khi tờ New York Times dẫn lời một quan chức tình báo Trung Quốc nói, vụ nổ ở Natanz bắt nguồn từ một thiết bị nổ cài cắm bên trong tổ hợp và được điều khiển gây nổ từ xa bời tin tặc (hacker). Quan chức giấu tên quả quyết, sự cố đã phá hủy phần lớn cấu trúc trên mặt đất của cơ sở hạt nhân, nơi Tehran cho lắp đặt các máy ly tâm làm giàu uranium tân tiến nhất.
Israel vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về các thông tin trên. Chính phủ Do Thái lâu nay vẫn buộc tội Iran hậu thuẫn các nhóm khủng bố và phát động chiến tranh với Israel thông qua những nước khác, ví dụ như Syria, đe dọa an ninh của Israel. Iran thì luôn phủ nhận các cáo buộc trên.
Israel và Iran là 2 quốc gia vùng Trung Đông, nằm gần nhau, từ lâu là kình địch của nhau, một phần lý do là Iran là quốc gia độc tài, hồi giáo cực đoan, đã vậy luôn coi Israel là kể thù không đội trời chung và không công nhận sự tồn tại của nhà nước Do Thái.
Bản đồ Israel và Iran
Israel trong tình cảnh ở gần một ông hàng xóm “du côn”, suốt ngày lo mài dao dũa kiếm, hăm he kiếm chuyện, đương nhiên không thể ngồi im, trong khi ông hàng xóm Iran lo mài dao dũa kiếm thì Israel âm thầm theo dõi, khi dao kiếm mài dũa gần xong thì, bằng cách này hay cách khác, “đùng” một cái, thế là xong, dao đi đằng dao, kiếm đi đằng kiếm, kịch bản này lập lại nhiều lần từ suốt hàng chục năm qua, làm Iran tức điên, nhiều lần cầu cứu đàn anh Nga xô: “Anh ơi nó đánh em!”, nhưng cả Iran và Nga đều không có bất cứ bằng chứng nào để qui kết Israel là tác giả, đành phải ngặm đắng nuốt cay trong im lặng.
Người Do Thái từng nói là bất kể thế lực nào, quốc gia nào (Nga, Iran, Syria…), bất cứ ở đâu, nếu chúng tôi (người Do Thái) tin chắc đó là một mối nguy cho quốc gia (Do Thái) thì người Do Thái sẽ không ngồi nhìn.
Và theo cách đó Syria và các căn cứ quân sự của Iran trên đất Syria cũng không thoát nạn, một kho đạn của nước này bỗng trở thành mục tiêu và nổ tung trong đêm tối.

Nổ kho đạn Syria

Chiến cơ của Israel đã nhắm đến nhiều mục tiêu ở Salamiyah và Saburah (các căn cứ quân sự ở miền trung và miền nam Syriavào rạng sáng ây những tiếng nổ vang trời.
Lý giải về những tiếng nổ vang trời trong đêm, Damascus nói rằng một trong những điểm bị không kích dường như là kho đạn. Họ khẳng định: Các hệ thống phòng không của chúng tôi đã bắn hạ "số lượng lớn" tên lửa địch nhưng vẫn để lọt một vài quả trúng mục tiêu và gây "thiệt hại nhỏ về vật chất".
Kho đạn Syria nổ tung trong đêm tối
Các nguồn tin quân sự cho biết, hai binh sĩ Syria đã thiệt mạng và một số người bị thương, chưa kể thiệt hại về vật chất. Damacus không xác định được ai đã tấn công.
Theo hãng tin Router (Router-news-agency), Israel liên tục tiến hành các cuộc không kích và phóng tên lửa nhằm vào những điểm mà Nhà nước Do Thái khẳng định là căn cứ quân sự của Iran ở Syria.
Như thường lệ, Người Do Thái chỉ làm mà không nói. Thái độ của họ sau mỗi “phi vụ” vẫn là 3 không: Không thừa nhận, không phủ nhận và không cần giải thích.
Lại có nổ lớn ở Iran
Liên tiếp hàng loạt vụ nổ bí ẩn làm rung chuyển thủ đô Iran, nghi kho tên lửa bị tấn công.
Tiếp theo các sự cố vừa kể trên, rạng sáng ngày 10/07/2020 lại tiếp tục xảy ra một loạt các vụ nổ khác làm rung chuyển vùng ngoại ô của thủ đô Tehran cũng như các thành phố khác của Iran, làm phát sinh đồn đoán rằng nhiều kho tên lửa của Iran bị tấn công.
Kênh truyền hình A-rập đưa tin, vụ nổ xuất phát từ một kho chứa tên lửa của lực lượng Vệ binh cách mạng Hồi giáo (IRGC) ở tây nam Tehran. Các khu vực xung quanh Tehran đã bị mất điện trên diện rộng.
Vụ nổ này tiếp nối chuỗi các sự cố cháy, nổ  bí ẩn “chưa rõ nguyên nhân” xảy ra tại những cơ sở công nghiệp, phòng thí nghiệm nghiên cứu, kho đạn dược và thậm chí là cơ sở nghiên cứu hạt nhân của Iran thời gian gần đây.

Tiếp theo, vào ngày 16/7/2020, một vụ cháy lớn lại bất ngờ bùng phát tại khu cảng ở Bushehr - thành phố phía Nam Iran – khiến ít nhất 7 con tàu bị hư hại. Nguyên nhân vụ cháy cũng chưa được xác định.
Như mọi khi, Iran ám chỉ rằng Israel có thể đứng sau sự cố trên, nhưng Israel không thừa nhận cũng không phủ nhận sự liên quan.
Trước khi xảy ra điệp vụ Israel đánh cắp dữ liệu hạt nhân bí mật của Iran hồi tháng 1/2018, Iran được xem là mục tiêu khó xâm nhập đối với tình báo nước ngoài. Thế nhưng điều đó có thể không còn đúng sau nhiều sự cố cháy, nổ liên tiếp vừa qua.
Điều thế giới đang thấy là có một thế lực nào đó đang cố gắng tấn công các cơ sở hạt nhân, kho vũ khí của Iran bằng mọi giá. Họ hành động theo một cách thức biến ảo, trước nay chưa từng thấy.
Và câu hỏi đặt ra hiện nay là những vụ tấn công bất chợt và rả rích kiểu như “mưa mùa hạ” như thế này sẽ còn tiếp tục đến bao lâu và liệu Iran có khả năng đối chọi hay không.
Hiện trường một vụ nổ tại cơ sở y tế ở phía bắc Tehran làm 19 người thiệt mạng.
Một cơ sở hạt nhân của Iran
Israel báo động chiến đấu, sẵn sàng nghênh chiến đòn thù sấm sét của Iran
Trong khi đó, ở phía bên kia, kênh truyền thông Hebrew cho biết quân đội Israel đã ra lệnh báo động đỏ, sẵn sàng chiến đấu cao do lo ngại Iran trả đũa cho những vụ nổ bí ẩn nhằm vào cơ sở hạt nhân của họ.
Binh lính Israel ở biên giới
Theo đánh giá của gới chuyên môn, mặc dù gần như tương đương nhau về quân lực và số lượng vũ khí thông thường, nhưng Israel lại có lợi thế vượt trội hơn Iran về công nghệ và chất lượng – (đó là chưa kể đến vũ khí hạt nhân), một yếu tố được cho là quyết định phần thắng cuối cùng.
Đối với mối đe dọa của tên lửa Iran, Israel có bửu bối là hệ thống phòng thủ tên lửa "Vòm Sắt", đã nhiều lần chứng minh hiệu quả của nó khi chặn đứng các tên lửa của Hezbollah và Hamas. Trong môi trường thử nghiệm, Vòm Sắt thậm chí còn ứng phó với những đòn tấn công khắc nghiệt hơn.
Hệ thống Vòm Sắt của Israel

Israel phát hiện và phóng hỏa tiễn "xóa xổ" 4 kẻ gài mìn

Đêm 3/8/2020, một nhóm 4 phần tử chưa rõ thuộc nhóm nào, nhiều khả năng của Iran hoặc Syria, lén lút gắn mìn tự chế (IED), sát bên tuyến đường tuần tra của Israel dọc theo đường phân giới tại khu vực cao nguyên Golan, cách hàng rào biên giới khoảng 25 mét, để sau đó sẽ nằm rình bên kia biên giới và kích hoạt cho mìn nổ khi lính Israel đi tuần ngang qua. Nhưng Israel đã kịp thời phát hiện và phóng hỏa tiễn giết sạch cả 4 người trong nhóm gài mìn.

Hình ảnh đồ họa và video sự việc.



Vị trí gài mìn
Video: Israel phóng hỏa tiễn "xóa xổ" 4 kẻ gài mìn

Theo số liệu từ Liên Hợp Quốc năm 2020, dân số Israel8,7 triệu, diện tích ~21.000 km2. Còn dân số Iran là 84 triệu (gấp gần 10 lần Israel), diện tích ~1.630.000 km2 (gấp gần 80 lần Israel). Tuy nhiên, giới phân tích đánh giá, về sức mạnh quân sự thì Israel có vẻ như vượt trội so với Iran.
Israel tuy mạnh hơn, nhưng cũng nhận thấy không cần thiết phải lao mình vào một cuộc chiến trực diện hao tài tốn lực, thay vào đó, họ lựa chọn chiến thuật "ném đá dấu tay", còn về phần mình, Iran cũng hiểu được tương quan lực lượng đó không có lợi cho mình, cho nên một cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa hai kính địch là khả năng rất khó xảy ra.

Nổ long trời lở đất ở Lebanon, ngay sát Israel


Diễn biến

18h chiều ngày 4-8-2020, ở khu vực cảng Beirut của Lebanon, bất ngờ xảy ra vụ nổ kinh hoàng khiến ít nhất 200 người thiệt mạng (dự báo sẽ tiếp tục gia tăng khi số người bị thương không qua khỏi), hơn 100 người mất tính và hơn 4.000 người bị thương.

Theo tính toán của chuyên gia về các vấn đề hạt nhân tại Viện Công nghệ Massachusetts (Mỹ), vụ nổ tương đương với khoảng 240 tấn thuốc nổ TNT và bằng 1/5 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima, Nhật, năm 1945.

 


Ai là thủ phạm ?

Những gỉả thuyết đưa ra là không nhiều. Vụ nổ cho thấy đám mây hình nấm trên bầu trời, nhưng các chuyên gia cho rằng đây không phải là do bom nguyên tử vì sức công phá chưa bằng 1/5 quả bom nguyên tử ở Hiroshima năm 1945. Thậm chí trước khi các quan chức Lebanon nói rằng vụ nổ là do ammonium nitrate được lưu trữ tại một nhà kho ở khu vực cảng Beirut thì các chuyên gia nghiên cứu vũ khí hạt nhân cũng đã bác giả thuyết bom nguyên tử.

Giả thuyết bị tấn công bằng bom thông thường cũng không thuyết phục, vi vụ nổ có sức công phá hơn 2000 quả bom thông thường, và nếu “ai đó” phóng bom vào kho hóa chất thì cũng lựa thời điểm thích hợp, vụ nổ xảy ra vào lúc 6h chiều.

Và gỉả thuyết nghe có vẻ hợp lý nhất là kho chứa 2750 tấn ammonium nitrate bị kích nổ do quá trình vận chuyển, xếp dỡ hàng hóa ở cảng thiếu an toàn đã gây va đập làm kích nổ kho hóa chất gần đó, và kích nổ  kho chứa 2750 tấn ammonium. Vụ nổ thứ nhất nhỏ hơn và đóng vai trò kích hoạt cho vụ nổ thứ hai.

Ammonium nitrate là hóa chất để sản xuất phân bón, nhưng chất này cũng là thành phần chính trong các loại bom được dùng trong một số vụ tấn công khủng bố, gồm vụ phá hủy tòa nhà văn phòng liên bang ở Oklahoma (Mỹ) vào năm 1995, khiến 168 người chết.

Vụ nổ do ammonium nitrate không phải là lần đầu, Mỹ từng chứng kiến vụ tương tự, năm 1947, khi một con tàu chở chất hóa học này gặp hỏa hoạn và nổ tung ở cảng của thành phố Texas, bang Texas, dẫn tới một chuỗi phản ứng nổ và cháy khiến 581 người chết.

Thủ tướng Lebanon nói: "Nhà kho nguy hiểm này đã tồn tại từ năm 2014…". Cho đến trưa 5/8, giới chức Lebanon vẫn cho rằng lô hàng ammonium nitrate nằm trong nhà kho là nguyên nhân chính gây ra vụ nổ.

Chưa biết liệu chính phủ  Lebanon sẽ thừa nhận sự thật do sự bất cẩn, tắc trách của chính quyền địa phương hay sẽ đổ vấy cho “các thế lực thù địch”.

Nguyên nhân cụ thể vì sao khối hóa chất lại phát nổ vẫn chưa có câu trả lời chính thức và thuyết phục với dân chúng và dư luận thì truyền thông Israel vừa đưa ra một thông tin là nhóm du kích Hezzbollah, với sự hỗ trợ từ Iran, đã dùng loại hóa chất này để sản xuất rocket bắn vào Israel, làm gia tăng sự phẫn nộ trong dân chúng vì nếu đúng vậy thì chính quyền đã gián tiếp tiếp tay cho du kích khủng bố và cuối cùng người dân phải chịu hậu quả.

Thủ tường Israel, Benjamin Netanyahu, trong bài phát biểu trước quốc hội hôm 4/8, sau vụ nổ, (như là một ngoại lệ sau hàng loạt các vụ nổ bí ẩn vừa xảy ra ở Iran, cũng như gửi đến người dân Lebanon và cả Iran), rằng : "Israel không có bất cứ cuộc chiến nào với người dân Lebanon cũng như người dân Iran, mà chỉ có mâu thuẫn với chính phủ của họ".

Đám tang và cơn thịnh nộ

Sahar Fares, 24 tuổi, nhân viên y tế thuộc đội cứu hỏa, là một trong số những người thiệt mạng. Cô gái trẻ đã thiệt mạng ngay trước lễ cưới. Cô đã dành dụm tiền và chuẩn bị hôn lễ…

Karaan - chồng sắp cưới và gia đình tổ chức hôn lễ nhưng cô đã không còn. "Em, chúng ta đã lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào ngày 6/6/2021", Karaan viết trên mạng ngày 5/8. "Thay vào đó, nó sẽ được tổ chức vào ngày mai".

Các nhạc công chơi những bản nhạci, gia đình và bạn bè tung những cành hoa. Trong khi đó, những người lính cứu hỏa khiêng chiếc quan tài đến một chiếc xe tang chờ sẵn.

Mỗi nạn nhân là một bi kịch, nhưng câu chuyện của Fares đã khiến nhiều người tiếc thương. Cô gái đã kiên định nỗ lực để bước vào thế giới gần như toàn nam giới - Đội cứu hỏa Beirut, cống hiến tuổi trẻ cho đất nước và đang chuẩn bị xây dựng gia đình thì thảm họa xảy ra. Giờ đây cô đã ra đi và mang theo những ước mơ ngay trước ngày cưới của mình.

Là một y tá, Fares quyết định tìm một công việc trong dịch vụ công vào năm 2018. Cô muốn có công việc ổn định sau khi chứng kiến cha mẹ mình phải vật lộn để kiếm sống.

Cô lớn lên ở làng al-Qaa tại bắc Lebanon, gần biên giới với Syria, mơ ước về những cơ hội và sự an toàn mà nơi này không thể có. Năm 2016, khi Nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS) còn hoạt động mạnh mẽ, các chiến binh đã xông vào al-Qaa, giết chết 5 cư dân và làm bị thương hàng chục người khác. Một người anh họ của Fares đã chạy ra ngoài để giúp đỡ hàng xóm và là một trong những người thiệt mạng.

Người dân trong làng rất tiếc thương Fares. Họ cảm thấy quá chán nản với tình trạng tham nhũng và lơ là trách nhiệm trong chính phủ.

2750 tấn hóa chất Amoni nitrat đã được lưu trữ tại cảng trong 6 năm, bất chấp những cảnh báo lặp đi lặp lại về mối nguy hiểm nó đặt ra và những cuộc thảo luận về cách xử lý. Điều đó đã làm dấy lên làn sóng giận dữ đối với chính phủ.

Khi tiễn đưa Fares, người dân ở làng al-Qaa tức giận và thất vọng. Họ nói rằng họ đã mất mát, hy sinh quá nhiều cho một đất nước được vận hành kém.

"Lịch sử chúng ta không thiếu sự hy sinh. Cái chết của Sahar gửi đi thông điệp đến giới trẻ rằng có những người cống hiến cho quốc gia và hy sinh tất cả. Tuy nhiên, tôi ước chúng ta có một quốc gia đáng để hy sinh và cống hiến. Tôi ước chúng ta có một đất nước tử tế". Thị trưởng Mattar nói.

"Mọi người đã chán ngấy. Chúng tôi tự hào về sự hy sinh của cô ấy, nhưng chúng tôi cũng rất tức giận. Vì sao? Cống hiến cho một đất nước được quản lý yếu kém, không giải quyết được nổi một vấn đề, để làm gì". Mattar nói tiếp.

Một người dân bị thương và mất hết nhà của thì nói: "Chưa cần biết nguyên nhân sâu xa, trách nhiệm trước tiên thuộc về chính phủ, họ chỉ làm một đám người tham nhũng và bất tài !

Sahar Fares trong một bức ảnh được đăng trên mạng xã hội trước khi mất

Hàng trăm người dân thủ đô Beirut của Lebanon xuống đường biểu tình bạo loạn sau vụ nổ, cảnh sát sử dụng vũ lực để trấn áp.

Lebanon (còn gọi là Liban) là một quốc gia ở khu vực Trung Đông, nằm ở ngã ba đường của các nền văn minh (Phương Tây, Hồi Giáo, Do Thái Giáo), vì vậy tuy nhỏ nhưng là một quốc gia đa chủng tộc, nền văn hóa đa sắc màu.

Diện tích: 10.500 km² (khoảng gấp 5 lần Sài Gòn, VN), dân số (2020 theo LHQ): 7 triệu người (khoảng 1 nửa Sài Gòn, VN)

- - -
Tuấn Anh - 8/2020
* * *
>> Hé lộ chiến dịch ám sát bí ẩn của Israel
>> Vụ ám sát 'chim ưng thánh chiến' của Mossad
>> Vụ ám sát hoàn hảo của Mossad
>> Đòn hiểm của Do Thái khiến Hamas không còn dám đánh bom tự sát